THỦ TỤC XÁC ĐỊNH CHA MẸ CON KHI CÓ TRANH CHẤP

Để thực hiện yêu cầu cấp dưỡng, chia tài sản thừa kế do người chết để lại theo pháp luật, các giao dịch dân sự hay thủ tục hành chính khác thì việc xác định cha, mẹ cho con là rất cần thiết. Do đó pháp luật có quy định về các vấn đề liên quan tới việc xác định cha, mẹ cho con, Luật sư của Kỳ Vọng Việt xin tư vấn về vấn đề này như sau:

     1. Xác định cha, mẹ cho con là gì?

Quan hệ cha, mẹ, con là quan hệ thiêng liêng trong cuộc đời mỗi con người. Sau khi xác lập quan hệ hôn nhân, việc sinh con không chỉ là kết quả của vợ chồng mà còn là tế bào gắn kết của gia đình, của dòng họ.

Thông qua việc xác định con chung của vợ chồng sẽ chỉ ra được ai là chủ thể mang quyền và nghĩa vụ trong mối quan hệ cha, mẹ, con.

Đặc biệt, thông qua việc xác định cha, mẹ sẽ chỉ ra được ai là người có trách nhiệm nuôi dưỡng đứa trẻ, quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ.

     2. Căn cứ xác định quan hệ cha, mẹ cho con?

Để bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã dành Chương V quy định về Quan hệ giữa cha, mẹ và con; trong đó Mục 2 về việc xác định cha, mẹ, con. Theo quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về căn cứ để xác định cha, mẹ:

“Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.”

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.”

“Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.”

Trường hợp được xác định là cha, mẹ của con theo một trong ba căn cứ trên mà không nhận con hoặc người khác không được xác định là cha, mẹ của con muốn nhận con thì coi là trường hợp có tranh chấp và cần thực hiện thủ tục tố tụng để xác định cha, mẹ cho con.

      3. Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con khi phát sinh tranh chấp

Tại khoản 2, 3 Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con bao gồm:

“2. Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này

a) Cha, mẹ, con, người giám hộ;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

     4. Hồ sơ yêu cầu xác định cha, mẹ cho con khi phát sinh tranh chấp

Khi thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án giải quyết việc xác định cha, mẹ cho con cần chuẩn bị những tài liệu như:

1. Đơn yêu cầu về việc xác định cha, mẹ cho con;

2. Bản sao CMND/CCCD, giấy tờ tùy thân của người yêu cầu;

3. Giấy tờ tùy thân của người cần phải xác định, người liên quan;

4. Văn bản, giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha, mẹ, con: Kết quả giám định ADN, hình ảnh, văn bản…

5. Giấy tờ liên quan để đảm bảo đầy đủ theo quy định.

Sau khi nhận được Đơn yêu cầu, Tòa án sẽ xem xét và đưa ra quyết định. Nếu Tòa án quyết định thụ lý vụ án sẽ giải quyết theo trình tự quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự: hòa giải, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm…

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ cho con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ cho con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Nội dung tư vấn trên nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật, nghiên cứu khoa học. Các trích dẫn có thể hết hiệu lực ở thời điểm Quý Khách xem bài viết này. Quý Khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 633 298 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

 

Bài viết liên quan

090.225.5492