Mất quyền thừa kế tài sản do xúc phạm bố mẹ

Thưa Luật sư, trong gia đình tôi có người anh trai cả đã từng đi tù về tội trộm cắp, thời gian anh ta ở nhà có xúc phạm bố mẹ chúng tôi với mục tiêu đòi ông bà phải cho anh ta tài sản là căn nhà duy nhất cả gia đình tôi đang ở. Bố mẹ do gia đình tôi chăm non còn người anh cũng không có ngày nào chăm sóc cho bố mẹ. Hiện nay bố mẹ đã qua đời và không có di chúc, Luật sư cho hỏi người anh trai này của tôi có mất quyền thừa kế tài sản do bố mẹ chúng tôi để lại hay không?

Giải đáp:

Điều 621 Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định về người không được quyền hưởng di sản như sau:

“1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.”

Như vậy, trong trường hợp của gia đình bạn, người anh trai đã từng bị kết án về tội trộm cắp tài sản và có hành vi xúc phạm bố mẹ nhưng hành vi này chưa đủ nghiêm trọng để bị kết tội hình sự nên hai lý do này không phải điều kiện để người này bị mất quyền hưởng thừa kế.

Nếu gia đình chứng minh người anh trai này đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng bố mẹ thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về chia thừa kế, quyết định không cho người anh này được quyền hưởng di sản do người chết để lại.

Nội dung tư vấn trên nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật, nghiên cứu khoa học. Các trích dẫn có thể hết hiệu lực ở thời điểm Quý Khách xem bài viết này. Quý Khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 633 298 để được tư vấn miễn phí. Trân trọng cảm ơn!

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục nhận thừa kế tài sản

Bài viết liên quan

090.225.5492