XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO ĐẤT XEN KẸT

Đất xen kẹt là gì? Đất xen kẹt có được cấp sổ hay không?

Đất xen kẹt là một loại đất nằm trong khu dân cư có giá khá rẻ nên thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Vậy xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sau đây gọi là “sổ đỏ”) đối với đất xen kẹt như thế nào? Trong bài viết này, Luật sư của Luật Kỳ Vọng Việt sẽ trả lời một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất.

Đất xen kẹt là gì?

Pháp luật về đất đai không có quy định về định nghĩa pháp lý về đất xen kẹt.

Trên thực tế, đất xen kẹt được hiểu là đất nông nghiệp có vị trí xen lẫn với đất ở nằm trong khu dân cư hoặc phần diện tích đất còn dư sau quy hoạch.

Xin cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt như thế nào?

  • Điều kiện cấp sổ đỏ:

Căn cứ Điều 100, 101 Luật Đất đai 2013 và Điều 20, 21, 22, 23, 24 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, tùy thuộc vào từng thửa đất cụ thể mà cần đáp ứng các điều kiện khác nhau để được cấp Giấy chứng nhận. Mặc dù vậy, điều kiện cấp Giấy chứng nhận vẫn được chia thành 02 nhóm như sau:

Nhóm 1: Đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Nhóm 2: Đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (chủ yếu rơi vào nhóm này).

  • Hồ sơ xin cấp sổ đỏ:

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT có một số từ được sửa đổi bởi Khoản 19 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT và Khoản 7 Điều 1 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, hồ sơ bao gồm:

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK;

– Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính;

Ngoài ra, trên thực tế trong một số trường hợp cần giấy xác nhận của UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất về việc thửa đất phù hợp quy hoạch, sử dụng ổn định, không có tranh chấp.

  • Thủ tục xin cấp sổ đỏ:
  • Bước 1: Nộp hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.

Cách khác, nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa cấp huyện (đối với địa phương đã thành lập bộ phận một cửa) hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện/ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (đối với địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa)

  • Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết

Giai đoạn này, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc theo nhiệm vụ để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

Đối với người sử dụng đất chỉ cần nhớ nghĩa vụ của mình đó là thực hiện nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí xin cấp sổ đỏ,..). Khi nhận được thông báo nộp tiền thì nộp theo đúng số tiền, thời hạn như thông báo và lưu giữ biên lai, chứng từ để xuất trình khi lấy sổ đỏ.

  • Bước 3: Trả kết quả

Người đăng ký nhận sổ đỏ tại nơi nộp hồ sơ.

Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Nội dung tư vấn trên nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật, nghiên cứu khoa học. Các trích dẫn có thể hết hiệu lực ở thời điểm Quý Khách xem bài viết này. Quý Khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 633 298 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết liên quan

090.225.5492