Tài sản riêng của con ai là người quản lý

Hiện nay, việc con chưa thành niên có tài sản riêng không còn là vấn đề quá xa lạ. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên? Luật sư của Elpis Law xin giải đáp thắc mắc của mọi người như sau:

tài sản riêng của con

 1. Con có quyền với tài sản riêng không?

Căn cứ quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con có quyền có tài sản riêng như sau:

– Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản:

+ Được thừa kế riêng;

+ Được tặng cho riêng,

+ Thu nhập do lao động của con,

+ Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con

+ Thu nhập hợp pháp khác.

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.

– Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.

– Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này.

2. Quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên ra sao?

Theo Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quản lý tài sản riêng của con như sau:

– Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.

– Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.

– Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự. Người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

– Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.

Và căn cứ Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về đại diện cho con như sau:

– Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.

– Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

– Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.

– Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và theo quy định của Bộ luật dân sự.

Như vậy, con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý, còn dưới 15 tuổi thì sẽ do cha mẹ quản lý.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn, trường hợp quý khách hàng có khó khăn, thắc mắc hay có nhu cầu Luật sư tư vấn, vui lòng liên hệ tới hotline 1900 633 298 để được LUẬT SƯ của Luật Elpis Law tư vấn chi tiết miễn phí. Xin cảm ơn./

– Xem thêm CHA MẸ CÓ ĐƯỢC QUYỀN TỰ Ý BÁN TÀI SẢN CỦA CON CHƯA THÀNH NIÊN?

Bài viết liên quan

090.225.5492